Tranh tường Càn lăng

Cung nữ nhà Đường trên tranh tường mộ của Lý Tiên Huệ. Tranh tường thực tế trong mộ Lý Tiên Huệ được thay thế bằng bản sao thay vì bản gốc được giữ trong Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây để bảo tồn tốt hơn.[31][32]

Ngôi mộ của Lý Hiền, Lý Trọng Nhuận và Lý Tiên Huệ đều được trang trí bằng tranh tường và có nhiều lối vào đường thông và gian phòng vòm.[33] Nhà sử học Mary H. Fong tuyên bố rằng tranh tường trong mộ tại tiền sảnh ngầm của Lý Hiền, Lý Trọng Nhuận và Lý Tiên Huệ là đại diện ẩn danh nhưng trang trí lăng mộ thành thạo hơn họa sỹ cung đình danh tiếng vẽ tranh họa cuộn.[14] Mặc dù nghệ thuật tang lễ chủ yếu, Fong khẳng định rằng tranh tường trong mộ nhà Đường này là "tài liệu tham khảo hết sức cần thiết" cho lượng nhỏ mô tả được cung cấp trong tư liệu thời đại nhà Đường về hội họa, như Đường triều danh họa lục ('Những họa sĩ nổi tiếng triều nhà Đường') của Chu Cảnh Huyền trong thập niên 840 và Lịch đại danh họa kí ('Một ghi chép các họa sĩ nổi tiếng của các triều đại kế tiếp') của Trương Ngạn Viễn năm 847.[34] Fong cũng khẳng định rằng kỹ năng hội họa "Khí vận sinh động", hàm ý nghệ thuật phải đạt đến sức sống của tự nhiên - khái niệm liên hệ đến các họa sĩ nổi tiếng nhà Đường như Diêm Lập Bổn, Châu Phưởng và Trần Hoành - đã được hoàn chỉnh bởi các họa sĩ vô danh trang trí mộ nhà Đường.[35] Fong viết:

"Thị vệ" và "cặp nô bộc ngồi" trong mộ Chương Hoài thái tử đặc biệt xuất sắc trong khía cạnh này. Không chỉ đạt được độ khác biệt về tuổi tác, nhưng rõ ràng rằng thị vệ cường tráng đứng nghiêm tỏ ra thái độ tự tin; và cặp nô bộc ngồi sâu chiếm vai trò quan trọng trong cuộc đàm thoại nghiêm túc.[36]

Một tính năng quan trọng khác trên tranh tường mộ là biểu hiện kiến ​​trúc. Mặc dù có rất nhiều ví dụ về tháp chùa gạch và đá nhà Đường hiện có cho các sử gia kiến ​​trúc khảo sát, nhưng chỉ còn lại sáu gian gỗ tồn tại từ thế kỷ 8 và 9.[37] Chỉ có nền đất đóng cọc của cung điện lớn tại Trường An còn tồn tại. Tuy nhiên, một số quang cảnh tranh tường của kiến trúc gỗ trong mộ Lý Trọng Nhuận tại Càn lăng được các sử gia phỏng đoán như hiện diện của Đông cung, nơi cư trú của hoàng thái tử thời nhà Đường.[24] Theo sử gia Phó Hi Niên, không chỉ tranh tường mộ của Lý Trọng Nhuận đại diện cho kiến trúc thủ đô Đường, mà còn "số lượng gian phòng ngầm, trục thông gió, khoang chứa và giếng khoan không khí đã được xem như dấu hiệu của số sân trong, sảnh chính, phòng khách và hành lang trong công trình ngôi mộ khi họ còn sống."[24][38] Sảnh ngầm của đường dốc đi đến phòng mộ Lý Trọng Nhuận, cũng như cổng vào có cửa ngõ vào phòng trước, có tranh tường của tháp cửa khuyết đa tầng giống như lớp nền được khảo sát tại Trường An.[24][38]

Ann Paludan, một nghiên cứu danh dự của đại học Durham, cung cấp phụ đề trong Biên niên sử về Hoàng đế Trung Hoa (1998) về những hình ảnh sau đây về tranh tường mộ của Càn lăng:

  • "Trên tranh tường này vẽ sứ thần ngoại quốc đang tiếp kiến tại cung đình. Hai sứ thần vận trang phục tao nhã ở bên phải đến từ Silla, người đầu trần, mũi lớn ở trung tâm là một công sứ từ phương Tây. Tranh tường mộ Lý Hiền, Càn lăng, Thiểm Tây, 706."[39] Trên thực tế, chỉ người thứ hai bên phải là người Triều Tiên.[40]
  • "Một nhóm cung nữ trong vườn khi một con chim đầu rìu bay qua. Tranh tường, mộ Lý Hiền, Càn lăng, Thiểm Tây, 706."[41]
  • "Tranh tường hồi đầu thế kỷ 8 trong mộ Ý Đức thái tử cho biết vẻ tráng lệ của thành Trường An với cổng tháp và tháp cao chót vót."[42]
  • "Một nhóm thái giám. Tranh tường trên mộ Chương Hoài thái tử, 706, Càn lăng, Thiểm Tây."[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Càn lăng http://english.shaanxi.gov.cn/channel/print.shtml?... http://www1.china.org.cn/english/features/atam/115... http://www.sxhm.com/e_Products3.asp?SignID=53 http://www.travelchinaguide.com/attraction/shaanxi... http://www.travelchinaguide.com/attraction/shaanxi... http://www.travelchinaguide.com/attraction/shaanxi... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.sinica.edu.tw/ftms-bin/kiwi1/luso.sh?ls... http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-lang-mo... http://vtc.vn/nhung-bi-an-kinh-ngac-trong-lang-mo-...